Nhãn hiệu và Thương hiệu

Hiện nay, do sự hội nhập kinh tế quốc tế, những thuật ngữ như thương hiệu và nhãn hiệu đang được dùng một cách phổ biến ở Việt Nam. Tuy vậy, vẫn có nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa Nhãn hiệu và Thương hiệu. Vậy hãy cùng VietPRO phân biệt và làm rõ nhé

  1. VỀ KHÁI NIỆM :

Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Nhãn hiệu chính là thứ đầu tiên và quan trọng nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hay đối tác của mình. Nhãn hiệu cũng là yếu tố giúp khẳng định vị thế của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

Thương hiệu chính là một cái tên, gắn liền với sản phẩm dịch vụ hoặc một doanh nghiệp nào đó, gắn liền với chủ sở hữu là nhà sản xuất và được ủy quyền đại diện cho một cá nhân đại diện thương mại chính thức. Để có được một thương hiệu đó là cả một quá trình nỗ lực và cố gắng của doanh nghiệp.Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Mặc dù không được pháp luật quy định nhưng thuật ngữ thương hiệu vẫn được dùng phổ biến và sử dụng trong thương mại, marketing…Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế.

Why calorie counters are confused - Diet Doctor

Nghe vẫn có vẻ trừu tượng nhỉ, OK ! tiếp tục nào…

  1. VỀ PHÁP LÝ:

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chỉ mới có định nghĩa về nhãn hiệu chứ chưa có định nghĩa về thương hiệu. Do đó chỉ có nhãn hiệu mới được bảo hộ quyền SHTT và các đối thủ khi muốn cạnh tranh chỉ có thể làm giả nhãn hiệu.

1

Nhãn hiệu là đối tượng của  Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam nên được các cơ quan chức năng nhà nước công nhận và bảo hộ là điều đương nhiên, còn thương hiệu lại là kết quả phấn đấu của doanh nghiệp và được người tiêu dùng công nhận và ghi nhớ trong lòng.

  1. VỀ VẬT CHẤT

Nhãn hiệu là cái hữu hình, còn thương hiệu là cái vô hình có thể cảm nhận được. Người ta có thể thấy được nhãn hiệu nhưng không nhìn thấy được thương hiệu.

2

Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, giúp khách hàng nhận diện bên ngoài. Khi nói đến thương hiệu người ta sẽ nhắc đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu và điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa. Nói đến thương hiệu không chỉ nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng hàng hóa trong tâm trí của người tiêu dùng. Vì thế có thể nói thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu là phần xác.

  1. VỀ THỜI GIAN

Nhãn hiệu được tạo đôi khi trong thời gian ngắn, thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng… nhưng để xây dựng một thương hiệu thì mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Thương hiệu hàng hóa có thể tồn tại mãi với thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định.

3

  1. VỀ SỐ LƯỢNG

Nhãn hiệu thường gắn với sản phẩm, còn thương hiệu thường gắn với nhà sản xuất. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau.

Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry…  hay thương hiệu Hon đa có những nhãn hiệu : Dream, Air Blade, Vision…

Như vậy, từ những tiêu chí trên ta có thể thấy giữa hai yếu tố này có mối liên hệ với nhau : Thương hiệu của một công ty thường bao gồm cả các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, hoặc một chỉ dẫn, hay một tên thương mại của công ty, quyền tác giả và cả những đối tượng khác không phải là quyền sở hữu trí tuệ như uy tín, chất lượng, phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng của công ty đó. Như thế, trong nhiều trường hợp, một thương hiệu có thể chính là một nhãn hiệu. Tuy nhiên, khí đó, nhãn hiệu này phải được biết đến rộng rãi hoặc phải đạt được những uy tín nhất định trên thị trường.

Best Global Brands 2020: Amazon +60% brand value rise highlights ecommerce  threat to travel retail : Moodie Davitt Report

Top 25 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2020

Nhãn hiệu và thương hiệu về mặt lý thuyết đều có thể định giá nhằm mục đích xác định tài sản, góp vốn hay chuyển nhượng, chuyển giao quyền. Tuy vậy, do bản chất chúng không hoàn toàn giống nhau nên cách đánh giá phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Bài Viết Liên Quan