Khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số từng bước trở thành các yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, đóng góp thiết thực, toàn diện trên mọi lĩnh vực, như y tế, nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin, quốc phòng – an ninh… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công tác phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là nhiệm vụ tiên quyết, tạo nền tảng, thời cơ tốt nhất để xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm khu trưng bày tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia – Ảnh: TTXVN
Vai trò then chốt của khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Đối với mỗi quốc gia, khoa học – công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Dưới góc độ chính trị, khoa học – công nghệ quyết định sức mạnh của quốc gia, cũng như vị thế của quốc gia đó trong trật tự thế giới. Chính vì vậy, các quốc gia luôn tìm cách nghiên cứu, sáng tạo và nắm giữ chìa khóa, công cụ là những thành tựu khoa học – công nghệ mới, tiên tiến nhằm khẳng định sức mạnh cũng như vị thế quan trọng trong hệ thống quan hệ quốc tế. Dưới góc độ kinh tế, khoa học – công nghệ được coi là động lực, đồng thời là nguồn lực quan trọng, là yếu tố sản xuất trực tiếp có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất của các nền kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 của nước ta cũng khẳng định: Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính để tăng trưởng kinh tế.
Kể từ khi Đảng ta được thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, công tác phát triển khoa học – công nghệ luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Đảng ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc hiện đại hóa đất nước thông qua đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Những nghị quyết, chỉ thị của Đảng ta qua các thời kỳ đã minh chứng rất rõ điều này, từ việc chú trọng xây dựng nền tảng công nghiệp nặng trong giai đoạn kế hoạch hóa tập trung, cho đến định hướng đổi mới toàn diện và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trong thời kỳ đổi mới. Sự ra đời của mỗi nghị quyết đều đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng ta trong việc đưa đất nước tiến lên, không ngừng vươn tới mục tiêu giàu mạnh và hùng cường. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định nhiệm vụ “chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Từ nhận thức đúng đắn đó, sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Những thành tựu, kết quả to lớn đã có chính là nền tảng, điều kiện quan trọng, cùng với cơ hội của thời đại để Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội. Ở trong nước, “Chúng ta đang đứng trước yêu cầu có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học – công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất”. Chuyển đổi số hiện nay không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế – xã hội, mà còn là quá trình xác lập một Hiện nay, tình hình thế giới được đang tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nợ công toàn cầu tăng, thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro,…; trong khi đó, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có sự tác động mạnh mẽ, sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu; công nghệ số trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại – “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời, quan hệ sản xuất có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.
Trước bối cảnh mới, nước ta đang có chuyển động mạnh mẽ, vận hành với tinh thần mới, vận tốc mới “vừa chạy, vừa xếp hàng”, tạo ra động lực mới, hiệu năng mới cho phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được thực hiện mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt nhằm xây dựng hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nền tảng quan trọng để quản trị quốc gia. Để thực sự vươn mình, phát triển nhanh chóng, bền vững hơn nữa, chúng ta cần tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng tạo động lực, nền tảng mới cho phát triển – cuộc cách mạng về phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế – xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới. Cùng với đó, đổi mới tư duy, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, nâng cao vai trò khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo trong phát triển bền vững đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần đưa chuyển đổi số lan toả đến mọi mặt của nền kinh tế, đồng thời phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá trong thực hiện chuyển đổi số, Ảnh: TTXVN
Chiều 6/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Thủ tướng nhấn mạnh chuyển đổi số là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu để đất nước vươn mình; do vậy cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể để phát triển với quan điểm “toàn dân, toàn diện, toàn trình”; đưa chuyển đổi số lan tỏa đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đầu tư cho hạ tầng số là đầu tư cho phát triển, do vậy dứt khoát phải dành nguồn lực thỏa đáng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong cả nước tập trung số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu quốc gia; cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia; khẩn trương hoàn thành việc đồng bộ, tích hợp dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Khoa học công nghệ cao ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao là phương thức sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài thủy sản áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường,…
Nuôi tôm công nghệ cao giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế
Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao có nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt.
– Ứng dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, tự động hóa và điều khiển quá trình nuôi bằng hệ thống máy móc, trang thiết bị và công nghệ thông tin
– Kiểm soát các yếu tố môi trường nuôi (nước, không khí, ánh sáng…) ở mức tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản.
– Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo an toàn sinh học.
– Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao thu nhập, hạn chế ô nhiễm môi trường…
Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của ngành thủy sản. Một số công nghệ cao đang được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay:
- Công nghệ Biofloc
Đây là một trong những công nghệ cao được ứng dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, có nhiều ưu điểm như:
– Tạo môi trường nuôi giàu dinh dưỡng: Kích thích phát triển các vi sinh vật có lợi trong nước để tạo ra các hạt biofloc giàu protein, lipid và các hợp chất hữu cơ thiết yếu, là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá.
– Cải thiện chất lượng nước: Biofloc hấp thụ các chất thải độc hại trong nước, làm sạch môi trường nuôi.
– Tăng sức đề kháng và giảm stress: Biofloc cung cấp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho đàn thủy sản.
– Giảm thiểu dịch bệnh: Môi trường nuôi ổn định và tốt hơn hạn chế sự phát sinh các bệnh dịch.
– Tiết kiệm thức ăn: Biofloc thay thế một phần nguồn thức ăn từ bên ngoài, giảm chi phí.
– Nâng cao năng suất và chất lượng: Thủy sản phát triển nhanh hơn, tỷ lệ sống cao, chất lượng thịt thơm ngon và dinh dưỡng hơn.
Tuy nhiên, công nghệ này đòi kỹ thuật cao, nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy vậy, biofloc đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được nhiều hộ dân áp dụng.
- Công nghệ nuôi thâm canh
Công nghệ này áp dụng mật nuôi độ nuôi cao, sử dụng hệ thống sục khí, lọc nước tự động để nâng cao năng suất. Các yếu tố môi trường được kiểm soát chặt chẽ.
– Áp dụng mật độ nuôi rất cao, có thể lên tới hàng trăm con/m3, nhờ đó tăng năng suất.
– Sử dụng hệ thống sục khí liên tục; thường xuyên thay nước qua hệ thống lọc tuần hoàn để loại bỏ chất thải và duy trì chất lượng nước.
– Sử dụng hệ thống tự động hóa như cho ăn, sục khí, làm tan CO2,… các yếu tố môi trường nước nuôi được kiểm soát chặt chẽ bằng máy móc và hệ thống điều khiển tự động.
Đây là công nghệ mang lại năng suất cao. Tuy nhiên, đòi hỏi đầu tư lớn và quản lý chặt chẽ. Áp dụng hiệu quả với các loài dễ nuôi như cá tra, cá rô phi.
- Công nghệ tuần hoàn, khép kín
Công nghệ này sử dụng hệ thống lọc, tuần hoàn nước, bổ sung oxy và dinh dưỡng để nuôi trong bể/ao khép kín. Giúp tiết kiệm nước, đảm bảo vệ sinh và năng suất cao. Môi trường nước được kiểm soát chặt chẽ, với các đặc điểm chính:
– Sử dụng hệ thống bể/ao kín, tránh thất thoát nước ra môi trường. Có hệ thống lọc, xử lý nước tái sử dụng.
– Bổ sung oxy liên tục thông qua hệ thống sục khí, máy bơm nước. Giúp duy trì hàm lượng oxy hòa tan cao.
– Cung cấp thức ăn và các chất dinh dưỡng cần thiết như nitơ, phốtpho để kích thích tăng trưởng.
– Mật độ nuôi cao do môi trường được kiểm soát tốt.
– Ứng dụng công nghệ tự động điều khiển như cảm biến, oxy hóa, tự động cho ăn… giúp tiết kiệm nhân công.
– Nước thải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Công nghệ này sử dụng hệ thống lọc, tuần hoàn nước, bổ sung oxy và dinh dưỡng để nuôi trong bể/ao khép kín
Công nghệ này mang lại năng suất và tỷ lệ sống cao, chất lượng thủy sản ổn định. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn và yêu cầu quản lý chặt chẽ.
- Công nghệ cảm biến, IoT
Công nghệ cảm biến (sensor) và IoT (Internet of Things) giám sát các thông số môi trường như oxy, độ mặn, nhiệt độ từ xa qua thiết bị cảm biến và ứng dụng, công nghệ này đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, mang lại nhiều lợi ích như:
– Giám sát các thông số môi trường: cảm biến đo và cập nhật liên tục các thông tin như nhiệt độ, độ mặn, độ pH, oxy hòa tan trong nước nuôi. Giúp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo điều kiện tối ưu.
– Cảnh báo sớm dịch bệnh: Cảm biến phát hiện các thông số bất thường cho thấy nguy cơ dịch bệnh, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
– Giám sát tình trạng và sức khỏe đàn thủy sản: Quan sát hoạt động và sự sinh trưởng phát triển của tôm, cá thông qua các thiết bị cảm biến, camera.
– Tự động hóa quản lý ao/bể: Cơ khí hóa các thiết bị như máy sục khí, máy cho ăn tự động dựa trên cảm biến.
– Thu thập và phân tích dữ liệu lớn: Sử dụng IoT và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, hỗ trợ đưa ra quyết định.
– Quản lý từ xa: Người nuôi có thể giám sát và điều khiển hệ thống từ smartphone, máy tính.
Nhờ vậy, người nuôi có thể chủ động quản lý, nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi trồng thủy sản.
- Nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP, GlobalGAP
Nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP (Vietnam Good Aquaculture Practices) và GlobalGAP áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh, truy xuất nguồn gốc để nâng cao chất lượng sản phẩm, có các đặc điểm chính:
– Áp dụng các quy trình và tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ khâu chọn giống, nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến và tiêu thụ.
– Lựa chọn giống khỏe mạnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng thuốc cấm/hạn chế.
– Quản lý chặt chẽ điều kiện nuôi, theo dõi sức khỏe và tình trạng thủy sản.
– Kiểm soát chất lượng nước và môi trường nuôi. Xử lý triệt để nước thải trước khi thải ra môi trường.
– Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua hệ thống nhật ký, sổ sách ghi chép đầy đủ.
– Sản phẩm được kiểm định và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP.
Nhờ vậy, sản phẩm được đảm bảo an toàn, chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Nhìn chung, công nghệ cao giúp tối ưu hóa điều kiện nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại là xu hướng tất yếu để phát triển ngành thủy sản bền vững.
Mạnh Chí( tổng hợp )