Chứng nhận VietGAP trồng trọt

VietGAP trồng trọt là gì?

VietGAP trồng trọt là việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào trồng trọt, đó cũng là sự lựa chọn tinh tế của người sản xuất để tạo ra những sản phẩm nông sản sạch và an toàn đem lại sức khỏe tốt cho người dùng, đồng thời giảm khoảng chi phí về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Sự ra đời tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt

Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đây là bước tiến lớn trong chính sách của chính phủ nhằm tạo điều kiện cho VietGAP, trong đó có VietGAP trồng trọt, phát huy những lợi ích thiết thực của mình để tạo ra nhiều sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng trong nước và mở ra cơ hội hội nhập với thị trường thế giới.

Hợp tác xã Phước Trung sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP và đảm bảo đầu ra

Hợp tác xã Phước Trung sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP và đảm bảo đầu ra

Quy trình chứng nhận VietGAP trồng trọt

  1. Tiếp xúc ban đầu     

VIETPRO sẽ cung cấp cho Tổ chức/cá nhân đăng ký chứng nhận các thông tin cần thiết bao gồm: Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình, thủ tục chứng nhận, yêu cầu luật định và các thông tin có liên quan khác.

  1. Đăng ký chứng nhận 

Sau khi xem xét và hiểu rõ Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, quá trình và thủ tục chứng nhận, Tổ chức/cá nhân đăng ký chứng nhận gửi VIETPRO bản “Đăng ký chứng nhận” được ký bởi đại diện có thẩm quyền.Trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là Tổ chức/cá nhân có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo danh sách thành viên (thành viên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất)       Tổ chức/cá nhân cũng cần gửi cho VIETPRO bản đồ giải thửa, phân lô khu vực sản xuất, khu vực sơ chế, bảo quản, các kết quả thử nghiệm,… nếu có.

  1. Xem xét đăng ký chứng nhận và Thiết lập chương trình đánh giá 

Trước khi tiến hành đánh giá, VIETPRO tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông tin hỗ trợ. Sau đó, dựa trên kết quả xem xét đăng ký chứng nhận, VIETPRO sẽ thiết lập chương trình đánh giá cho Tổ chức/cá nhân xin chứng nhận.

  1. Chuẩn bị đánh giá         

Dựa vào kết quả xem xét Đăng ký chứng nhận, VIETPRO phải xác định yêu cầu năng lực của các cán bộ liên quan trong đoàn đánh giá và cán bộ thực hiện các quyết định chứng nhận. VIETPRO phải đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ giao cho đoàn đánh giá được xác định rõ và truyền đạt tới Tổ chức/cá nhân chứng nhận.

  1. Đánh giá chứng nhận 

Đoàn chuyên gia đánh giá của VIETPRO tiến hành đánh giá chứng nhận tại địa điểm của Tổ chức/cá nhân đăng ký chứng nhận.

  1. Kết luận đánh giá chứng nhận và Báo cáo đánh giá 

Đoàn chuyên gia đánh giá của VIETPRO phải phân tích tất cả các thông tin và bằng chứng liên quan đã thu thập được trong suốt quá trình đánh giá để xem xét các phát hiện đánh giá và thống nhất các kết luận đánh giá.

Trong quá trình đánh giá, tại một số công đoạn, đoàn chuyên gia đánh giá của VIETPRO sẽ tiến hành lấy mẫu thử nghiệm nếu cần thiết

  1. Quyết định chứng nhận 

Đoàn đánh giá phải cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho Ban kỹ thuật của VIETPRO để kiểm tra xác nhận trước khi kiến nghị chứng nhận, bao gồm Báo cáo đánh giá, các kết quả thử nghiệm, nhận xét, xác nhận thông tin cung cấp cho VIETPRO, kiến nghị cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận và các điều kiện hoặc lưu ý.

Trường hợp đoàn đánh giá có lấy mẫu thử nghiệm, đơn vị được đánh giá có trách nhiệm gửi cho VIETPRO Kết quả thử nghiệm (bản chính) ngay sau khi nhận được từ phòng thử nghiệm được chỉ định.

Ban Kỹ thuật sẽ xem xét toàn bộ hồ sơ đoàn chuyên gia đánh giá gửi về. Nếu Tổ chức/cá nhân đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận, ban Kỹ thuật sẽ làm các thủ tục kiến nghị chứng nhận tiếp theo. Giấy chứng nhận cấp cho Tổ chức/cá nhân có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày ký quyết định cấp giấy chứng nhận. Tổ chức/cá nhân được chứng nhận có trách nhiện tuân thủ các yêu cầu của các Nguyên tắc và Điều kiện chứng nhận.

  1. Hoạt động giám sát và duy trì chứng nhận 

Hoạt động giám sát được thực hiện ít nhất một lần một năm tại cơ sở của Tổ chức/cá nhân. Thời gian đánh giá giám sát lần một thông thường không được quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của đánh giá giai đoạn 2.

  1. Chứng nhận lại 

Hoạt động đánh giá chứng nhận lại được tiến hành nhằm đánh giá việc Tổ chức/cá nhân tiếp tục tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn hệ thống quản lý liên quan.

  1. Đánh giá mở rộng 

Tổ chức/cá nhân đã được chứng nhận muốn mở rộng phạm vi chứng nhận phải gửi đăng ký chứng nhận mở rộng cho VIETPRO. Khi nhận đăng ký, VIETPRO phải xem xét và xác định hoạt động đánh giá cần thiết để quyết định mở rộng hoặc không mở phạm vi đã được chứng nhận.

  1. Đánh giá đột xuất

Thủ tục của VIETPRO phải đảm bảo cân nhắc tới khả năng tiến hành đánh giá đột xuất Tổ chức/cá nhân đã được chứng nhận để có thể điều tra các khiếu nại, đáp ứng đối với những thay đổi hoặc xem xét tiếp theo đối với những Tổ chức/cá nhân đã bị đình chỉ

Bài Viết Liên Quan